30 tháng 3, 2011

Cập Nhật về Xử Trí Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Thắt Lưng Cấp

Đau thắt lưng là rối loạn về cơ xương thường gặp nhất và là lý do đi khám bệnh đứng hàng thứ nhì chỉ sau chứng cảm cúm. Đau thắt lưng là nguyên nhân đứng hàng thứ 2 khiến người lao động phải xin nghỉ việc và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật ở người dưới 45 tuổi.

Cứ 5 người thì có 4 sẽ cảm nhận đau thắt lưng trong đời mình. Các tác nhân gây nguy cơ đau thắt lưng bao gồm nghiện thuốc lá, tư thế, di truyền, hình dáng cơ thể và điều kiện làm việc…

Tình Huống Lâm Sàng


H1- Cột sống, đốt sống và tủy sống


H2- Cột sống, đốt sống và đĩa đệm


- Đau thắt lưng là một trong những lý do thường khiến bệnh nhân đến thăm khám nhiều nhất.

- Đau thần kinh tọa được định nghĩa là đau xuất phát từ thắt lưng và lan xuống phía sau và phía ngoài của đùi.

- Khi không tìm thấy những yếu tố báo động thì thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân thường gặp nhất gây đau thần kinh tọa. Tuy nhiên, đau thần kinh tọa lại không phải là triệu chứng đặc hiệu của thoát vị đĩa đệm.

- Các triệu chứng đặc hiệu hơn cho đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm bao gồm đau ở chân nhiều hơn so với thắt lưng, vị trí điển hình theo khoanh da (dermatomes) của các triệu chứng thần kinh, và đau nhiều hơn khi thực hiện nghiệm pháp Valsalva.

- Nhìn chung, thoát vị đĩa đệm cấp thường gây đau nghiêm trọng và giới hạn các chức năng hoạt động.



H3- Khoanh da (dermatomes)

Mục đích của bài viết này là điểm lại và đánh giá các phương thức điều trị chứng đau lưng cấp do đĩa đệm

CÁC ĐIỂM CHỦ YẾU

1. Thoát vị đĩa đệm cấp là nguyên nhân thường gặp nhất gây đau thần kinh tọa.


H4- Thoát vị nhân đĩa đệm vào ống sống, chèn ép tủy sống


H5- Thoát vị đĩa đệm trong bao (contained) và vỡ bao (extruded)

2. Khi nghi ngờ thoát vị đĩa đệm, việc thăm khám lâm sàng cần bao gồm khám toàn bộ vùng khung chậu và chi dưới, khám thần kinh để đánh giá cảm giác, sức co cơ, và các phản xạ; các nghiệm pháp gây đau, như nghiệm pháp đưa thẳng chân lên cao chẳng hạn.


H6- Đau thần kinh tọa lan từ mông xuống chân

3. Tuy không đặc hiệu nhưng nghiệm pháp đưa thẳng chân lên cao ở tư thế nằm có độ nhạy cao nhất để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng. Kết quả âm tính sẽ khiến ít nghĩ đến thoát vị đĩa đệm.

4. Khi không có các triệu chứng báo động, bệnh nhân đau thần kinh tọa cần được điều trị bảo tồn trong thời gian 6 tuần trước khi nghĩ đến việc thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh và xem xét đến các tiếp cận phẫu thuật (xếp hạng chứng cứ, A).

5. Bệnh nhân nên sống tích cực, hoạt động (xếp hạng chứng cứ, A).

6. Các thuốc kháng viêm không steroid, acetaminophen, và các thuốc giãn cơ có thể hiệu quả với các chứng đau thắt lưng không đặc hiệu nhưng chưa được nghiên cứu kỹ để điều trị đau do thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng (xếp hạng chứng cứ, B).

7. Steroids tác dụng toàn thân không tốt hơn placebo trong việc điều trị đau do thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng (xếp hạng chứng cứ, A).

8. Nếu vẫn còn đau sau 6 tuần, hoặc các chức năng thần kinh xấu đi, có thể xem xét đến các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh hoặc các nghiệm pháp có tính chất xâm lấn hơn.

9. Chụp CT scan hoặc cộng hưởng từ (MRI) có độ nhạy và độ đặc hiệu tương đương trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm thắt lưng. MRI đánh giá chi tiết các rễ thần kinh và mô mềm ở cột sống tốt hơn.



H7- Hình ảnh thoát vị đĩa đệm trên MRI

10. Đa số bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thắt lưng cải thiện tình hình sau 6 tuần.

11. Do không có khác biệt về mặt tiên lượng giữa việc điều trị bảo tồn và điều trị phẫu thuật sau 2 năm, việc lựa chọn của bệnh nhân và độ nghiêm trọng của sự tàn tật do đau cần được xem xét trước khi áp dụng một phương pháp điều trị.,

12. Các biện pháp điều trị xâm lấn không phẫu thuật bao gồm tiêm steroid ngoài màng cứng hoặc vào đĩa đệm thoát vị. Tiêm steroid ngoài màng cứng trong thoát vị đĩa đệm cấp có thể giảm đau khiêm tốn trong thời gian ngắn hạn nhưng lại không ảnh hưởng đến tiên lượng lâu dài (xếp hạng chứng cứ, A)..


H8- Tiêm steroid ngoài màng cứng


H9- Tiêm steroid ngoài màng cứng



H10- Tiêm steroid ngoài màng cứng

13. Các chỉ định can thiệp ngoại khoa nổi bật cho đau thần kinh tọa bao gồm: hội chứng chùm đuôi ngựa (cauda equina syndrome), abscess ngoài màng cứng, hoặc suy giảm về thần kinh vận động nặng và tiến triển.


H11- Tủy sống, chùm đuôi ngựa và thần kinh tọa

14. Các bệnh nhân được chọn lọc có đau do thoát vị đĩa đệm thắt lưng không cải thiện sau 6 tuần điều trị bảo tồn có thể sẽ bớt đau nhanh hơn khi được thực hiện phẫu thuật cắt đĩa đệm (diskectomy), (xếp hạng chứng cứ, A).


H12- Cắt bản đốt sống để giải áp


H13- Cắt bản đốt sống


H14- Cắt đĩa đệm (discectomy)


H15- Cắt đĩa đệm (phần thoát vị)


H16- Cắt phần đĩa đệm thoát vị

15. So sánh với phẫu thuật cắt đĩa đệm, kỹ thuật cắt đĩa đệm vi phẫu (microdiskectomy=dùng kính hiển vi để phẫu thuật), có tiên lượng ngoại khoa giống nhau.

16. Tiên lượng về lâu dài của phẫu thuật cắt đĩa đệm tương tự với điều trị bảo tồn và các can thiệp không phẫu thuật (xếp hạng chứng cứ, A).

ĐIỂM SON CHO THỰC HÀNH

A. Tính đặc hiệu của đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ tăng khi có các triệu chứng sau đây: Đau nhiều hơn ở chi dưới so với thắt lưng, triệu chứng thần kinh điển hình theo các khoanh da (dermatomes), và đau nhiều hơn khi thực hiện nghiệm pháp Valsalva.

B. Bệnh nhân đau thần kinh tọa cần được điều trị bảo tồn trong thời gian đến 6 tuần trước khi thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh và xem xét việc phẫu thuật.

C. Sau 6 tuần điều trị bảo tồn không bớt đau, việc cắt đĩa đệm có thể giúp cải thiện lâm sàng nhanh hơn đối với bệnh nhân đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm.

___________________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

Thoát vị đĩa đệm vì lớn tuổi

* Ba tôi 83 tuổi, có bệnh đau thần kinh từ vùng lưng xuống mông và xuống chân phải. Khi ông ngồi thì ít đau nhưng khi đi thì đau nhiều. Ba tôi có khám ở Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, bác sĩ bảo viêm gân và cho uống thuốc nhưng không hết

Bệnh của ba tôi có phải là thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm không? Ở tuổi của ba tôi thì cần điều trị thế nào cho khỏi hẳn?


- Thạc sĩ – bác sĩ Phạm Anh Tuấn, Đại học Y Dược TPHCM, trả lời: Theo mô tả thì ba của bạn đang có tình trạng đau thần kinh tọa mà nguyên nhân thường gặp là do thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng hoặc hẹp ống sống (thường gặp ở người lớn tuổi). Để chẩn đoán chính xác, các bác sĩ chuyên khoa sẽ khám kỹ lại xem ba của bạn bị chèn ép rễ nào của dây thần kinh tọa, kết hợp với chụp X-quang và MRI cột sống cũng như đo điện sinh lý thần kinh cơ. Việc điều trị bệnh lý thoát vị đĩa đệm thông thường sẽ bắt đầu bằng nội khoa, chỉ can thiệp ngoại khoa khi các phương pháp nội khoa thất bại hoặc người bệnh xuất hiện yếu liệt chân, rối loạn đi tiêu tiểu. Theo tôi, bạn cần đưa ba của bạn tái khám trở lại ở chuyên khoa thần kinh hoặc cơ xương khớp để có được chẩn đoán chính xác và hướng điều trị thích hợp.

________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

29 tháng 3, 2011

Khổ sở vì thoát vị đĩa đệm

Bị thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, cô không nhớ nổi mình đã đi khám và chữa chạy bao nhiêu bệnh viện, ông lang, nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Đã có lúc, cô nghĩ rằng mình sẽ liệt, bởi không tìm thấy loại thuốc nào phù hợp.

Người mà tôi muốn nhắc tới trong bài viết này là cô Nguyễn Thị Mai, xóm Phố - thôn Lai Xá - xã Kim Chung - huyện Hoài Đức - Hà Nội. Trước kia, cô Mai là công nhân nông trường, vất vả nên bị ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Cô Mai chia sẻ: “Cách đây khoảng 10 năm, tôi đau dọc lưng hông, tê xuống dọc chân phải. Tôi vào bệnh viện huyện khám, bác sĩ chẩn đoán bị viêm khớp dạng thấp và cho uống thuốc Tây nhưng không khỏi, lại còn bị đau dạ dày, thượng vị. Tôi đi bắt mạch, các thầy lang cho uống thuốc nhưng cũng không hết bệnh”.

Những năm tháng ròng rã, cô Mai bị cơn đau hành hạ, đôi khi lên cầu thang cảm tưởng các khớp xương rệu rạo; những lúc di chuyển, trong xương phát ra tiếng kêu cọt kẹt như bị mối mọt, người mệt mỏi rã rời. Đông y thì chẩn đoán cô bị phong hàn, Tây y thì bảo cô bị thoái hóa khớp, khô khớp.

Qua nhiều người giới thiệu cô đã chịu khó đi tìm đến các ông lang, các bác sĩ có “tiếng” để châm cứu, bấm huyệt, tiêm trực tiếp vào cột sống, uống thuốc giảm đau, tốn bao nhiêu tiền thuốc… Nhưng bệnh chỉ đỡ một thời gian rồi đâu lại vào đó. Những lần tê chân, chuột rút, không đi đứng được, đêm nằm khó ngủ, khẽ cựa mình cũng thấy đau, đau lên tận óc đã khiến cô Mai chán chường.

Tháng 8/2009, bị đau quá nên cô Mai đi chụp cộng hưởng từ, bác sĩ kết luận cô bị thoái hóa, thoát vị đĩa đệm L4-5, L5-S1, gây hẹp ống sống, chèn ép rễ thần kinh 2 bên, có u máu ở trong thân đốt sống L5. Các bác sĩ bảo cô Mai nên mổ, nhưng cả cô và gia đình đều không muốn. Theo lời giới thiệu của bạn bè, cô tiếp tục hành trình chữa bệnh ở các cơ sở y tế tư nhân nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm.

Khoảng tháng 2/2010, cô Mai xem trên tivi thấy nói về Cốt Thoái Vương, chồng cô liền mua cho cô dùng, 6 viên/ngày chia 2 lần, uống trước bữa ăn 30 phút. Uống Cốt Thoái Vương được 10 ngày, cô thấy người đỡ đau, khoan khoái, khỏe hơn, ăn ngủ được, đi lại nhẹ nhàng hơn.

Một tháng sau, cô không còn bị giật chân khi đi lại hoặc tập thể dục; lúc tập thái cực quyền, chân không còn thấy cọt kẹt trong các khớp xương như trước. Cô Mai uống liên tục 2 tháng Cốt Thoái Vương thì đỡ đau hẳn, đi lại, cúi, đứng lên - ngồi xuống bình thường, thấy vậy nên cô dừng uống Cốt Thoái Vương.

Tháng 6/2010, cô Mai đi tắm biển cùng gia đình, do nhảy sóng nhiều nên cô bị tê chân và đau phần lưng hông. Tháng 8/2010, cô Mai uống Cốt Thoái Vương trong một tháng, 4 viên/ngày thì bệnh đỡ, chân hết tê, đi lại bình thường. Hiện nay, cô vẫn kiên trì tập luyện dưỡng sinh, thái cực quyền để tăng cường sức khỏe theo đúng lời khuyên của bác sĩ. 

_____________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

28 tháng 3, 2011

Điều trị thoát vị đĩa đệm: Đau là “đè” ra mổ!

Mỗi năm, BV Chấn thương chỉnh hình và BV Nhân dân 115 TPHCM tiếp nhận vài chục bệnh nhân (BN) bị biến chứng do trước đó đã điều trị thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) không đúng chỉ định. Hậu quả, BN phải nằm liệt giường, dù đã tốn không ít tiền để chạy chữa.
Đi nạng vì đốt laser
Tìm đến Khoa Cột sống A của BV Chấn thương chỉnh hình TPHCM trong tình trạng bị liệt cẳng chân, di chuyển nặng nề trên đôi nạng gỗ, bà N.L.T., 53 tuổi (Vũng Tàu) cho biết, đó là hậu quả của nhiều lần bà đi đốt laser. Bị TVĐĐ từ hai năm nay, lúc nào lưng cũng có cảm giác đau nhức, một lần nghe tư vấn, bà T. bị thuyết phục đến đốt laser của cơ sở X. (Q.1, TPHCM).
Bà đã trút hầu bao đến 20 triệu đồng để nhanh chóng được “kết thúc” nỗi đau, nhưng sau lần đốt thứ nhất, bà càng đau dữ dội hơn, cơ sở này “khuyến mãi” đốt tiếp lần thứ hai. Hậu quả, cả hai chân bà bị liệt, đi lại phải nhờ đôi nạng gỗ. Bà T. chỉ là một trong số hàng chục trường hợp bị biến chứng do điều trị TVĐĐ sai chỉ định mà Khoa Cột sống A của BV này tiếp nhận, có BN nhẹ thì yếu chi, nặng thì nằm liệt giường.
PGS-TS-BS Võ Văn Thành - cố vấn BV Chấn thương chỉnh hình TPHCM, cho biết: “Nếu được phát hiện sớm, 80% BN chỉ cần điều trị bảo tồn, không phải mổ vẫn khỏi bệnh. BN TVĐĐ chỉ mổ khi bị đau không chịu nổi ngay từ lúc đầu phát bệnh, hoặc thất bại với phương pháp bảo tồn sau hai tháng đầu tiên điều trị đúng”.
 
Bệnh nhân bị TVĐĐ đang tập vật lý trị liệu tại BV ĐDPHCN&ĐTBNN TPHCM
 
Đáng lo ngại là nhiều BS đã can thiệp sớm TVĐĐ một cách không hợp lý, nhất là việc quảng cáo rầm rộ, ứng dụng tràn lan kỹ thuật đốt laser, sóng cao tần… Thực tế, đây chỉ là những phương pháp vật lý hỗ trợ cho quá trình điều trị chính, lại bị hiểu sai là phương pháp điều trị TVĐĐ.
Các phương pháp này nhằm sử dụng nhiệt độ dưới 60 độ ­C để làm săn chắc vành thớ, đốt bỏ nhân nhầy triệt để trên 200 độ C nhằm làm giảm áp. Dù là phương pháp bổ túc nhưng cũng phải áp dụng đúng tình trạng bệnh, được chỉ định đúng, không thể ứng dụng đại trà vì những biện pháp này có thể gây ra biến chứng cho BN, nhất là khi đốt nhầm vị trí, đốt sai chỉ định.
BS Chu Tấn Sĩ - Trưởng khoa Ngoại thần kinh bệnh lý, BV Nhân dân 115 TPHCM, bức xúc: “Ngoài nguyên do từ các cơ sở y tế, còn do chính BN. Khi BS yêu cầu tập vật lý trị liệu (VLTL), BN lại lén lút đi đốt laser, sóng cao tần cho mau hết đau. Mỗi phương pháp như phẫu thuật, đốt laser, sóng cao tần, tập VLTL… đều có chỉ định khác nhau. Đặc biệt, với những trường hợp sau khi điều trị thất bại nội khoa, buộc phải mổ, chứ không thể đốt laser hay sóng cao tần".
Theo BS Đinh Quang Thanh, Trưởng khoa VLTL - phục hồi chức năng, BV Điều dưỡng phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp (ĐDPHCN&ĐTBNN) TPHCM: “Một số BN sau khi chụp MRI có kết quả TVĐĐ, dù mức độ thoát vị không nhiều, không chèn ép tủy, chỉ đau nhẹ vùng thắt lưng, đau nhẹ ở chân… cũng được chỉ định phẫu thuật là không phù hợp. Có BN sau khi phẫu thuật đã ngồi xe lăn luôn, dù trước đó đau nhức nhưng vẫn có thể đi đứng bình thường”.
Kiên trì tập luyện
BS Quang Thanh cho biết, khi lớn tuổi, lực đàn hồi của nhân đệm kém, thường bị đẩy lệch ra khỏi vị trí nên gây đau. Nếu phát hiện sớm, chỉ cần tập các động tác trị liệu sẽ hết bệnh. Thế nhưng, BN lại nghe lời rỉ tai sử dụng các bài thuốc “bí truyền” như: ăn gạo lứt muối mè, đốt laser, sóng cao tần để trị bệnh. Trong khi đó, thời gian tập VLTL là thời gian vàng để phục hồi bệnh.
Ngay cả trường hợp nhân đệm bị vỡ, dịch chảy vào trong ống tủy, gây phản ứng viêm. Với những trường hợp này, dù đã mổ thì BN cũng đau nhức do dịch nhân đệm phản ứng với rễ thần kinh. Để hết đau, chỉ có biện pháp tập VLTL.
Phục hồi chức năng là  một giai đoạn điều trị quan trọng, hỗ trợ cho sự thành công dù bảo tồn hay phẫu thuật. Các BS sẽ cho BN tập kéo giãn hay làm mạnh cơ thành bụng, cơ thắt lưng sẽ giúp giảm đau. Bên cạnh đó, BN còn uống thuốc, điều trị điện trị liệu (sóng ngắn, siêu âm), nhiệt trị liệu (tia hồng ngoại, chườm nóng).
Theo BS Văn Thành, với những BN khi điều trị bảo tồn cần nằm nghỉ trên giường, trong thời gian đầu ít nhất một tuần, đôi khi lâu hơn do BS điều trị chỉ định. Ngoài ra, BN phải dùng thuốc kháng viêm, giảm đau… để bớt đau và cắt tiến trình viêm khu trú trên rễ thần kinh bị chèn ép. BN được tập luyện tích cực trên giường bệnh một cách nhẹ nhàng trên cơ bụng, cơ thắt lưng và các nhóm cơ khác theo hướng dẫn của kỹ thuật viên phục hồi chức năng.
Thời gian điều trị sẽ lý tưởng trong vòng hai tháng đầu sau khi phát hiện bệnh. Điển hình như trường hợp của chị P.N.T., 41 tuổi (ngụ huyện Nhà Bè) đã đi đứng bình thường sau vài tháng chịu khó tập VLTL. Chị cho biết, trước đây bị đau lưng và được một BS ở BV C. chẩn đoán TVĐĐ, yêu cầu chị chuẩn bị 25 triệu đồng để mổ. Chị không mổ mà xin chuyển qua BV ĐDPHCN & ĐTBNN để tập VLTL, bị BS này hù: “Nếu không nghe lời, sau này quay lại đây tôi sẽ không mổ”. Cuối cùng, chị chấp nhận tự bỏ tiền túi mà không cần bảo hiểm y tế chi trả để tự đi tập VLTL.
____________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

27 tháng 3, 2011

Kỹ thuật mới chữa thoát vị đĩa đệm qua da

Ảnh: Do bệnh viện cung cấp.
Một ca phẫu thuật lấy đĩa đệm qua da tại Bệnh viện Việt Đức.

Phẫu thuật tự động qua da là phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm mới, hiệu quả, an toàn tuyệt đối mà Bệnh viện Việt Đức vừa áp dụng thành công. Đây là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam thực hiện phương pháp ưu việt này.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Thạch, Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Cột sống, Bệnh viện Việt Đức cho biết, phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp can thiệp tối thiểu nhất nên an toàn tuyệt đối và không để lại biến chứng.
Bác sĩ sẽ sát trùng vùng da bên ngoài, xác định trên X-quang về đĩa đệm cần điều trị rồi dùng một kim có đường kính 1,5mm chọc vào lòng đĩa đệm, hút phần đĩa đệm bị thoát vị. Việc này có tác dụng làm giảm áp lực lên đĩa đệm khiến phần thoát vị co lại.
Đĩa đệm nằm giữa các xương của cột sống. Khi đĩa đệm nào đó bị rách hoặc đứt, những chất dạng gel bên trong nó (nhân tủy) sẽ tràn ra ngoài. Hiện tượng này được gọi là thoát vị nhân tủy - hay thoát vị đĩa đệm. Những người ở độ tuổi từ 30 đến 50 là có nguy cơ bị thoát vị cao nhất do những thành phần nước và đàn hồi bên trong nhân tủy sẽ giảm đi theo tuổi.
Vì chỉ thực hiện qua da, nên phương pháp này không hề ảnh hưởng tới cấu trúc độ vững của cột sống và ít xâm lấn vào các vùng mô mềm khác, bệnh nhân có thể ra viện sau 1-3 giờ điều trị.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Thạch, phương pháp này chỉ định khá hạn chế, áp dụng với những trường hợp bị thoát vị ở giai đoạn từ 2 đến 3 trong 4 giai đoạn bệnh thoát vị đĩa đệm, khi bệnh nhân dùng thuốc không hiệu quả nữa nhưng bệnh chưa quá nặng, bao xơ không bị rách.
Hiện đã có hàng chục bệnh nhân được áp dụng cách chữa này và đều có kết quả tốt.
Tiến sĩ Thạch cho biết, thoát vị đĩa đệm là một bệnh khá phổ biến, thường do quá trình lão hóa hay bị chấn thương. Tại Bệnh viện Việt Đức đã áp dụng nhiều phương pháp chữa bệnh này hiệu quả như thay đĩa đệm nhân tạo, điều trị bằng sóng cao tần, mổ nội soi...

_________________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

26 tháng 3, 2011

Thoát vị đĩa đệm tấn công cả dân văn phòng

Giới áo đầm, cổ cồn cũng có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm, bệnh tưởng chỉ “kết” người phải mang vác nặng, làm việc chân tay nhiều, người hay chơi thể thao… Điều này chắc sẽ làm không ít người lo, bởi bệnh gây đau đớn, thậm chí có thể gây tê liệt. Việc điều trị xem ra cũng chẳng đơn giản. Chọn phương pháp nào bây giờ? 
 
1. BSCK1 Nguyễn Xuân Diệm (Phân viện Vật lý sinh học TP.HCM)
Ngồi lâu một tư thế, đổi tư thế đột ngột là lỗi phổ biến, gây thoát vị đĩa đệm
Dấu hiệu nhận biết đầu tiên thường là đau lưng, đau cổ lan xuống vai, tê mỏi chân tay, háng, rồi theo thời gian sẽ diễn tiến xuống chân hay rối loạn vận động cảm giác phần thân dưới… Có thể nói, thoát vị đĩa đệm chẳng kiêng dè độ tuổi nào.
Trong khi những người thuộc nhóm ngành nghề khác thường bị thoát vị đĩa đệm do tai nạn lao động, phải mang vác nặng, chấn thương hay do tuổi tác thì nhân viên văn phòng lại chủ yếu do ngồi một chỗ trong nhiều tiếng đồng hồ liên tục, không vận động. Họ cũng thường hay dư cân, bụng to. Những điều này làm đĩa đệm giữa hai đốt sống bị tăng áp lực, dễ thoát vị ra phía ngoài, chèn vào các rễ thần kinh tủy sống và gây đau đớn.
Hầu như bệnh nhân thoát vị đĩa đệm bắt đầu điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu và dùng thuốc, trừ khi có tổn thương quá nặng, có liệt chân, tay – phải can thiệp ngoại khoa ngay. Việc điều trị bảo tồn này có thể kéo dài từ 3 đến 6 tháng. Nếu may mắn kết quả tốt, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện thấy rõ, hết viêm, sưng đau. Ngược lại, bệnh nhân cần chuẩn bị tâm lý cho các phương pháp điều trị có xâm lấn.
Đến nay, nhiều người vẫn nghĩ điều trị bằng vật lý trị liệu chỉ là tập theo một số động tác nào đó. Thật ra, điều trị vật lý trị liệu còn bao gồm việc sử dụng máy móc với các tia chiếu phù hợp, có tác dụng giảm đau, chống co cứng cơ, giãn mạch, tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng như kéo giãn cột sống bằng hệ thống kéo giãn kỹ thuật số… Rất nhiều nhân viên văn phòng thấy vật lý trị liệu hiệu quả, giúp họ bớt hẳn tê đau cứng vùng cổ, lưng, tay, vai khi điều trị khoảng một tiếng đồng hồ mỗi ngày với các phương pháp thích hợp.
Thoát vị đĩa đệm tấn công cả dân văn phòng, Sức khỏe,
Ngồi quá lâu trong giờ làm việc cũng có nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm

Nhân viên văn phòng nên có một số bài thể dục cho vùng cổ, lưng ngay tại ghế làm việc. Sau mỗi tiếng, nên đứng dậy đi lại, vận động nhẹ nhàng. Những người dư cân, đặc biệt là béo phì, bụng bự sẽ tăng nguy cơ võng cột sống, từ đó gián tiếp tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm. Thay vì đến các quán nhậu sau giờ làm, nhân viên văn phòng nên chọn đăng ký một môn thể dục vừa sức mà mình yêu thích.
Tránh việc thay đổi tư thế đột ngột. Chẳng hạn, bạn quay ngoắt đầu khi nghe có tiếng gọi, bất ngờ quay vẹo cột sống để lấy đồ mà không xoay cả người cũng có thể gây thoát vị đĩa đệm rồi. Đa số chấn thương khi tập thể dục thể thao cũng do không khởi động, dẫn đến co cơ đột ngột.

2. PGS – TS – BS Võ Văn Nho (Chủ tịch Hội Phẫu thuật thần kinh Việt Nam, cố vấn chuyên môn và đào tạo Bệnh viện Chợ Rẫy, giám đốc Bệnh viện Chuyên khoa ngoại Thần kinh quốc tế)
Trong nhiều trường hợp, phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả duy nhất
Phẫu thuật là phương pháp mà mọi bệnh nhân đều muốn tránh vì sợ biến chứng. Cũng chẳng ai muốn động dao, động kéo và chịu một vết sẹo trên vùng sống lưng, thắt lưng. Nhưng để so sánh các nguy cơ với lợi ích, một ca vi phẫu hay nội soi kéo dài khoảng hơn 60 phút vẫn là lựa chọn tốt nhất trong điều trị thoát vị đĩa đệm nặng. Trong các trường hợp như thoát vị đĩa đệm có kèm trượt đốt sống hay có khối u chèn thì phẫu thuật để loại bỏ chúng là phương pháp hiệu quả duy nhất.
Có hai phương pháp được gọi là chính thống trong điều trị thoát vị đĩa đệm được thực hiện hàng ngày tại bệnh viện Chợ Rẫy và nhiều bệnh viện lớn khác là mổ vi phẫu và mổ nội soi. Hai phương pháp này là phẫu thuật có xâm lấn tối thiểu, phổ biến nhất trên thế giới.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm thường do lao động nặng, hoặc nhấc một vật nặng, hoặc làm sai tư thế trong sinh hoạt. Thậm chí cũng hay xảy ra ở những người làm việc văn phòng do ngồi lâu, đĩa đệm chịu áp lực cột sống gây thoát vị đĩa đệm khi tuổi đời chưa quá cao. Thực tế, không phải bệnh nhân nào cũng được bác sỹ chỉ định mổ. Khi gặp bệnh nhân quá yếu, tuổi cao, có bệnh toàn thân như tim mạch, tiểu đường nặng, hoặc thoái hóa cột sống quá nặng thì coi như không thể tiến hành phẫu thuật điều trị vì rất dễ gặp biến chứng khi gây mê và trong quá trình phẫu thuật.

Thoát vị đĩa đệm tấn công cả dân văn phòng, Sức khỏe,
Ngồi đúng tư thế khi sử dụng máy tính

Phẫu thuật có phải là biện pháp mang lại hiệu quả cao hay không, còn phụ thuộc vào chỉ định của bác sỹ có đúng hay không. Hiện nay, loại thoát vị đĩa đệm mà việc chỉ định mổ sẽ đem lại kết quả cao nhất là thoát vị lồi, vỡ vào lỗ thần kinh, có những trường hợp hồi phục gần như hơn 90% chức năng của thần kinh và cột sống. Những thoát vị ít hoặc chưa chèn ép rễ thần kinh, khi tiến hành mổ, hiệu quả không đáng kể.
Đôi lúc, chính người thầy thuốc cũng rất phân vân trước chỉ định mổ hay điều trị bằng thuốc và vật lý trị liệu. Nguyên nhân là khối thoát vị còn nhỏ, chưa gây đau đớn nhiều nên chưa đáng để phẫu thuật, trong khi điều trị bằng nội khoa thì không thể làm biến mất hay làm khối thoát vị tự co vào nhân nhầy như cũ. Ranh giới mong manh này nhiều khi lại làm bệnh nhân có tâm lý như đang phải chờ cho khối thoát vị lớn lên để mổ một lần cho đáng.

3. PGS – BS Trần Công Duyệt (Viện trưởng Viện Ngoại khoa Laser, chủ tịch Hội Laser y học và Laser ngoại khoa TP.HCM)
Giảm áp đĩa đệm bằng laser qua da (PLDD) giúp nhiều bệnh nhân tránh được phẫu thuật
PLDD là một thủ thuật có thể thích hợp với nhiều bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, ngay cả đối với những người lớn tuổi và có vấn đề về sức khỏe. Đặc biệt, với những phụ nữ ngại đau đớn và sợ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ với đường rạch khi phẫu thuật vùng cột sống thì PLDD cũng là một lựa chọn tốt.
Năng lượng laser được đưa vào nhân nhầy của đĩa đệm nhờ hệ thống quang dẫn mềm và dưới sự quan sát thông qua một X-quang tăng sáng truyền hình ba chiều. Năng lượng laser sẽ làm bốc bay một phần nhân nhầy, giúp giảm áp suất nội đĩa đệm. Từ đó, khối nhân nhầy thoát vị co rút lại, giúp giảm áp suất chèn ép rễ thần kinh ở vị trí thoát vị. Thông thường, việc điều trị với một tầng (1 đĩa đệm) chỉ mất khoảng 15 phút. PLDD còn giúp tránh được gây mê và một số biến chứng nặng trong mổ hở, sẹo của vết mổ cũng có thể gây xơ dính thần kinh, một rủi ro có thể gặp phải do mổ hở.
Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhân có khối thoát vị quá lớn, các vòng xơ của đĩa đệm bị đứt nhiều, đĩa đệm đã bị vỡ, phì đại dây chằng vàng, đứt dây chằng dọc sau, dọc trước, trượt thân đốt sống trên độ 1, thoái hóa cột sống nặng, xẹp đĩa đệm trên 50% … thì điều trị giảm áp bằng laser  qua da không còn là phương pháp hiệu quả. Khi bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nhẹ, không có thời gian để điều trị bằng vật lý trị liệu, hay quên uống thuốc hoặc lo sợ thuốc sẽ ảnh hưởng xấu đến dạ dày (các loại thuốc chống viêm dùng dài ngày dễ gây đau dạ dày) có thể chọn thực hiện PLDD. Lúc này PLDD sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị, tăng tính hiệu quả so với điều trị nội khoa.

Thoát vị đĩa đệm tấn công cả dân văn phòng, Sức khỏe,
Chọn môn thể dục vận động nhẹ nhàng sau giờ làm việc

Có những nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến đĩa đệm cột sống mà người làm việc văn phòng ít chú ý như việc đi giày cao gót thường xuyên (làm tạo tư thế ưỡn quá mức lên cột sống khi đứng), ngồi nghiêng, khom, vẹo làm cột sống chịu những lực không đều và bị tổn thương. Ngồi đổ người về phía trước, rất thường gặp ở người ngồi trước bàn máy vi tính cũng làm tăng nguy cơ nhân nhầy “chạy” ra khỏi khu vực đốt sống và bắt đầu tấn công, chèn ép các rễ thần kinh xuất phát từ tủy sống.
Điều trị bằng phương pháp giảm áp đĩa đệm bằng laser qua da không gây biến chứng nguy hiểm nào, chỉ có hiệu quả trong từng trường hợp cụ thể đến đâu mà thôi. Trong 10 năm qua, chúng tôi đã thực hiện điều trị PLDD cho khoảng 4.500 bệnh nhân. Tỷ lệ thành công trung bình là 80,55% đối với đĩa đệm cột sống thắt lưng và trên 95% đối với đĩa đệm cột sống cổ.

______________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

25 tháng 3, 2011

Thoát vị đĩa đệm có phải là bệnh không?

Thoát vị đĩa đệm tiếng Pháp gọi là Hernie dícale. Từ thoát vị - Hernie dùng để mô tả rất nhiều biểu hiện đặc trưng bởi sự nhô ra hay lồi ra một cơ quan hay một phần cơ quan ngoài vị trí bình thường của nó, ta vẫn thường nói thoát vị bẹn, thoát vị rốn... Đĩa đệm - Discale nằm giữa liên đốt sống, như vậy thoát vị đĩa đệm là sự nhô ra một phần của đĩa liên đốt sống.
Thoat vi dia dem co phai la benh khong?
Thoát vị đĩa đệm xảy ra như thế nào?
Đĩa đệm nằm giữa liên đốt sống, xung quanh cấu tạo bởi các cung xơ, ở giữa là nhân cứng gelatine, đĩa đệm có vai trò như chống xóc và tạo tính mềm dẻo cho cột sống. Cung xơ có vai trò giữ cho nhân gelatine nằm trong đĩa đốt sống. Tránh rách, đứt chui ra khỏi vòng cung xơ. Bình thường, nhân gelatine nằm chính giữa đĩa đệm xung quanh có các cung xơ. Nhân gelatine nhô ra và băng qua khỏi cung xơ gọi là thoát vị đĩa đệm, thoát vị di chuyển và thoát vị xuyên qua ngoài dây chằng, ép rễ gây đau thần kinh vùng tổn thương, nhân gelatine chui ra khỏi cung xơ gây ép tủy. Một số người có thoát vị đĩa đệm nhưng không nhận thấy triệu chứng vì thoát vị không liên quan đến thần kinh, như vậy tỷ lệ thoát vị đĩa đệm khó đánh giá. Thoát vị đĩa đệm có thể ép tủy nhưng hiếm gặp.
Cột sống có ba đoạn: đoạn cổ, đoạn ngực và đoạn thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra bất kỳ đoạn nào của cột sống. Khoảng 95% thoát vị đĩa đệm ở đoạn cột sống thắt lưng. Trong trường hợp này thoát vị có thể gây đau vùng thắt lưng gọi là đau thắt lưng - Lombalgie. Nếu thoát vị ép vào rễ của thần kinh tọa có thể gây đau dọc mặt sau của chân, ta gọi là đau thần kinh tọa.Thoát vị đĩa đệm hay gặp những người tuổi từ 35 - 55 tuổi, nam hay gặp hơn nữ liên quan thể lực khỏe, liên quan nghề nghiệp hoặc chơi thể thao. 

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm: Người ta nhận thấy thoát vị có liên quan đến tuổi, do thoái hóa đĩa đệm, cột sống thiếu mềm dẻo, mất trương lực, mất tính đàn hồi, giảm chiều cao. Các động tác đột ngột ở tư thế xấu hoặc nâng vật nặng ở vị trí xoay cơ thể. Những người quá béo hoặc phụ nữ thời kỳ mang thai ép lên cột sống thường xuất hiện đau vùng lưng. Một số người đau lưng do ảnh hưởng yếu tố di truyền nên có thể thấy thoát vị đĩa đệm từ lúc còn rất trẻ.
Các động tác đột ngột như nâng vật nặng ở vị trí
xoay cơ thể rất dễ gây thoát vị đĩa đệm.

Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm
Ngày nay, nhờ các kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ cột sống mà hình ảnh thoát vị đĩa đệm sẽ được phát hiện, mặc dù hình ảnh thoát vị đĩa đệm có giống nhau giữa người này và người khác, song biểu hiện triệu chứng khác nhau. Một số người có thể có thoát vị đĩa đệm nhưng không có triệu chứng đau lưng, đối với người khác đau khủng khiếp. Đôi khi thoát vị đĩa đệm ép vào rễ thần kinh. Thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng gây đau thắt lưng, nếu đau dọc chân gọi là đau thần kinh tọa. Thoát vị đĩa đệm ở vùng cổ, gây cứng cổ và đau vùng cổ, đôi khi lan ra hai vai và cánh tay. Thoát vị đĩa đệm cổ có thể thấy cảm giác như dị cảm đầu chi hoặc cảm giác yếu mỏi vùng cẳng tay và cánh tay.

Điều trị thoát vị đĩa đệm
Thái độ trước tiên để giảm sức căng cho cột sống nằm nghỉ trên giường và dùng thuốc làm dịu đau và giảm viêm. Phần lớn, các trường hợp thực hiện như trên là đủ để giảm triệu chứng và chữa khỏi thoát vị đĩa đệm. Ngoại khoa rất ít khi phải can thiệp, tuy nhiên khi có thoát vị phối hợp với yếu tay chân hoặc liệt tay chân hay có biểu hiện rối loạn đại tiểu tiện thì cần can thiệp ngoại khoa sớm. Trường hợp đau cấp và đau nhiều nằm nghỉ trên giường từ một hoặc hai ngày và lấy lại các hoạt động nếu có thể để tránh teo cơ và yếu cơ lưng.

TS. Mai Thị Minh Tâm

_______________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com